Một trong những quan niệm rất sai lầm, nhưng lại vô cùng phổ biến và vô hình chung đi vào trong tiềm thức nhiều người, đó chính là làm Digital Marketing, có nghĩa là chạy quảng cáo, “chạy ads”. Đúng, Digital Marketing có bao gồm cả các công việc về quảng cáo, nhưng đây là một phần việc rất nhỏ của tổng thể lĩnh vực Digital Marketing.
Vậy, đâu là định nghĩa chính xác nhất về Digital Marketing và các công việc của Digital Marketing là gì?
Trước tiên, hãy tìm hiểu về khái niệm Digital Marketing
Theo Philip Kotler - người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại: “Digital Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, mức giá, cách thức phân phối, xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”. Dựa trên định nghĩa của Philip Kotler, Digital Marketing có thể hiểu ngắn gọn là những hoạt động quảng cáo trên Internet được thực hiện nhằm mục tiêu kinh doanh và xây dựng thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Những hoạt động này thường bao gồm: Nghiên cứu thị trường, Lên kế hoạch tổng thể, Dự trù ngân sách, Thiết lập mục tiêu, Định hướng nội dung, Phân phối nội dung,...
Thế nên là, Digital Marketing không chỉ có mỗi “chạy quảng cáo” nhé! Và để bạn hiểu sâu hơn với Digital Marketing, có 05 hình thức Digital Marketing phổ biến nhất hiện nay mà bạn cần nắm vững
05 hình thức phổ biến của Digital Marketing
1. SEO
Search Engine Optimization, còn được hiểu là “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”, là chiến lược tối ưu hóa trang web của thương hiệu để cải thiện thứ hạng trên các trang công cụ tìm kiếm, cụ thể nhất là Google Search. SEO sẽ giúp các trang Website của thương hiệu xuất hiện mỗi khi người dùng tìm kiếm các câu hỏi, từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu đó cung cấp. Đây là một trong những phương thức gia tăng nguồn lưu lượng truy cập vào Website, và cũng là một trong những cách tiếp cận trực tiếp đến với khách hàng mục tiêu.
Ví dụ, sản phẩm của thương hiệu A là đồ nội thất, khi người dùng có nhu cầu tìm mua một chiếc ghế sofa, họ tìm kiếm trên Google với những câu hỏi như “mua sofa ở Hà Nội”, một loạt các thương hiệu cung cấp ghế sofa sẽ xuất hiện ở trang kết quả. Nếu như thương hiệu A có áp dụng chiến lược SEO vào trong Website của mình, họ sẽ có thể xuất hiện ở những dòng đầu ở trang kết quả. Khi một Website có xếp hạng cao trong thứ hạng tìm kiếm, độ uy tín của thương hiệu sẽ tăng, và từ đó tạo ra cơ hội chuyển đổi.
2. Social Media
Social Media Marketing (SMM) hiện đang và sẽ là xu hướng Marketing được sử dụng hầu hết bởi các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tới từ mọi lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Social Media luôn được coi là sự hiện diện của một thương hiệu trong đời sống xã hội, vì tại các nền tảng Social Media, thương hiệu có thể “tâm sự”, chia sẻ và lắng nghe những ý kiến, niềm vui và nỗi buồn của cộng đồng. Bên cạnh đó, Social Media còn là nơi rất phù hợp để thương hiệu quảng bá dịch vụ, sản phẩm của mình, không chỉ để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, mà còn là tiếp cận đến với nhóm khách hàng mục tiêu hướng đến, xây dựng hình ảnh tiêu chuẩn và truyền tải giá trị cốt lõi đến với cộng đồng.
Người người, nhà nhà dùng Social Media, vậy nên còn đâu là nơi tốt hơn để một thương hiệu có thể tiếp cận đến với nhiều người hơn? Một vài các nền tảng phổ biến có thể kể đến như: Facebook và Instagram (chắc chắn rồi), Youtube và TikTok - nơi 1 thương hiệu có thể trở nên viral chỉ sau 1 đêm
3. Content Marketing
Nhắc đến Social Media, thì chắc chắn không thể nào bỏ qua Content Marketing - Tiếp thị nội dung. Nếu như Digital Marketing thường bị hiểu nhầm là chỉ có “chạy ads”, thì Content Marketing cũng hay bị hiểu nhầm là chỉ có “viết bài”. Trên thực tế, Content Marketing sẽ tập trung vào việc tạo ra những loại hình nội dung (video, ảnh, infographic,...) với mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận đến tệp khách hàng tiềm năng, là “điểm chạm” giữa thương hiệu và người tiêu dùng, và còn nhiều hơn thế nữa. Đâu phải ngẫu nhiên mà Bill Gates cho rằng "Content is King" phải không nào?
Bạn có muốn khi người dùng truy cập vào Social Media của thương hiệu mà thấy chỉ toàn là quảng cáo và nói về sản phẩm không? Ngày xưa thì có thể là phù hợp, nhưng ở thời đại 4.0 và sắp lên 5.0 như hiện nay, dạng nội dung như vậy là không đủ để thu hút, chuyển đổi và giữ chân khách hàng tiềm năng. Ngoài ra thì, Content Marketing không chỉ có mỗi “viết bài” đâu nhé, trước khi xác định được nội dung nên viết, bạn cần phải định hướng nội dung, xây dựng chiến lược, phân bổ kênh và triển khai các tuyến nội dung khác nhau.
4. PPC
PPC - “Pay per click”, là một hình thức quảng cáo trả tiền để sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu được người tiêu dùng nhấp chuột vào để xem. Một trong những quảng cáo PPC phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại là Google Adwords, nền tảng cho phép bạn “đấu thầu” từ khóa để Website có được vị trí cao ở ngay trang tìm kiếm đầu tiên. Thứ hạng xuất hiện có cao hay không sẽ phụ thuộc vào mức giá cho mỗi lượt click mà bạn đặt ra.
Loại hình quảng cáo PPC phổ biến khác có thể kể đến là Paid Ads trên Facebook. Đây là loại quảng cáo trả phí của Facebook giúp thương hiệu có thể phân phối những bài post, video, story đến với đối tượng người dùng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
5. Email Marketing
Dù cho xu hướng Marketing có thay đổi thế nào đi chăng nữa, Email Marketing vẫn luôn là công cụ quan trọng đối với mọi chiến dịch Digital Marketing. Khi thương hiệu đã có một lượng khách hàng thân thiết, Email Marketing sẽ là công cụ hữu hiệu trong việc thông báo đến họ về các chương trình ưu đãi, những khuyến mãi dành riêng cho hội viên, những sự kiện mới,... Bên cạnh đó, nếu như bạn biết lồng ghép những yếu tố cảm xúc qua câu văn và hình ảnh, những chiếc Email sẽ giống như bức thư chứa đầy sự quan tâm tới từ một người bạn thân thiết vậy.
Nếu giữ tư duy “Digital Marketing là chỉ chạy quảng cáo", bạn có phát triển lâu dài với ngành Marketing được không?
Trên thực tế thì là không, vì như bài viết đã đề cập ở trên, Digital Marketing là một lĩnh vực rất rộng và có nhiều việc hơn là chỉ có mỗi “chạy ads”. Nếu như bạn luôn nghĩ rằng Digital Marketing là chạy quảng cáo, và vẫn giữ quan điểm chạy ads để ra doanh số, thì bạn sẽ:
a. Luôn bị cuốn theo vào việc thay đổi thuật toán
Tìm hiểu và cập nhật các thuật toán quảng cáo của Facebook là rất tốt, nhưng nếu như bạn chỉ chạy theo từng xu hướng quảng cáo, “học lỏm” những trick chạy quảng cáo để phù hợp với thuật toán, bạn sẽ rơi vào nhóm những Marketer xu hướng và sẽ dễ bị đào thải sau này.
b. Khó xây dựng được sự phát triển bền vững của 01 thương hiệu
Liệu rằng có ai cảm thấy thích thú khi tiếp cận quá nhiều quảng cáo của một thương hiệu hay không? Tất nhiên là không rồi, đâu ai muốn một ngày có quá nhiều quảng cáo xuất hiện trên newfeed của họ đâu. Vậy nên, nếu bạn muốn gia tăng độ nhận diện, xây dựng hình ảnh hình ảnh và tạo ấn tượng đến với người tiêu dùng, thay vì chỉ chạy mỗi quảng cáo, hãy tập trung vào các loại hình Digital Marketing được đề cập ở trên
Nếu giữ tư duy Digital Marketing là chỉ chạy quảng cáo, bạn khó có thể phát triển hơn nữa với lĩnh vực Marketing
Khóa học Digital Marketing dài hạn tại STEP IT Việt Nam
Nếu bạn muốn nghiêm túc phát triển lâu dài với ngành Marketing và trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về Social Media Marketing, Quy trình thiết lập Content Strategy, Tối ưu hóa nội dung Website cho đến Google Advertising.
Nếu như bạn muốn chuyển sang lĩnh vực Digital Marketing, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và cảm thấy “ngợp” trước lượng kiến thức cần phải học.
Hoặc nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực này, nhưng cảm thấy bản thân còn thiếu sót nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế
Khóa học Digital Marketing toàn diện của STEP IT Việt Nam sẽ là nơi cùng bạn xây dựng vững chắc kiến thức nền tảng, hệ thống bài bản kiến thức chuyên sâu, để từ đó giúp bạn đi thật lâu với lĩnh vực này